TRANG NHÀ

MƯỜI BỐN ĐIỀU PHẬT DẠY


1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chín mình
2. Nhu đốt lớn nhất của đời người là dối trá
3. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
4. Bất hạnh lớn nhất của đời người là ghen tỵ
5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
6. Tội lổi lớn nhất của đời người là bất hiếu
7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti
8. Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vương lên sau khi ngã  
9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe và trí tuệ
11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoang dung
13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí 


TỤC NGỮ CÓ CÂU 

Có tiền ta có thể mua được ngôi nhà, nhưng không mua được tổ ấm
Có tiền ta có thể mua được đồng hồ, nhưng không mua được thời gian
Có tiền ta có thể mua được cái giường, nhưng không mua được giấc ngũ
Có tiền ta có thể mua đượccuốn sách, nhưng không mua được kiến thức
Có tiền ta có thể mua được địa vị, nhưng không mua được sự nễ trọng
Có tiền ta có thể mua được bác sĩ ,nhưng không mua được sức khỏe
Có tiền ta có thể mua được máy móc, nhưng không mua được cuộc sống
Có tiền ta có thể mua được tình cảm, nhưng không mua được tình yêu.

Bài văn hay về (ĐỒNG TIỀN)
Đọc bài văn lạ của cậu học trò nghèo trường Amsterdam:
        Trước đề văn nghị luận Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, em Nguyễn Trung Hiếu, HS lớp 11 chuyên lý, Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.

Thư gửi mẹ.

        Mẹ thân yêu của con !
        “Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .
       Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
      Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
       Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
      Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.
        Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …
       Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …
       Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …
       Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
      Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
        Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.

       Đứa con ngốc nghếch của mẹ
Nguyễn Trung Hiếu

CON CÒ

Con cò lặn lội bờ sông 
Cò ơi, sao lại quên công mẹ già
Hỏi rằng ai đẻ ra cò?
Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi
Nhớ khi đi ngược về xuôi
Mẹ đi bắt tép mới nuôi được cò
Những ngày lam lũ gió to
Công mẹ bắt tép nuôi cò cò quên?
Vợ con cò để hai bên
Công cha nghĩa mẹ cò quên mất rồi !
Cò ơi cò bạc như vôi
Công cha sữa mẹ bằng đồi núi cao.
Cò ơi, cò nghĩ thế nào ?
Mẹ đi bắt tép thụt vào hố sâu!
Nuôi cò cò lớn bằng đầu,
Nhớ khi còn bé , bú bầu sũa ngon,
Nhớ khi còn bé cỏn con,
bây giờ cò lớn , cò còn nhớ không?
Nhờ đâu, đủ cánh, đủ lông?
Mà cò đã vội quên công mẹ già.
Hỏi rằng ai đẻ ra cò?
Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi...
 
TÂM SỰ CỦA MẸ

Con ơi, mẹ chẳn cần chi,
Mong con ứng sử trong khi mẹ còn
Cho đúng bổn phận làm con
Là gương sáng để con - con soi vào
Dù cho sức khỏe thế nào
Tuổi già tất phải dựa vào con thôi.
Nuôi con trả nghĩa cho đời
Chỉ mong nghe được những lời thân thương
Cuộc đời vất vả trăm đường
Đắng cay mẹ chịu, ngọt nhường phần con
Năm qua tháng lại mỏi mòn
Ngược xuôi tầng tảo nuôi con lớn dần
Ầu ơ nước mắt trong ngần
Mẹ tràng ngập cả mọi phần hẩm hiu
Giờ đây tuổi đã xế chiều 
Chỉ mong con nhớ những điều phật răng 
Còn khi đã khuất núi non
Chẳn cần con khóc nỉ non làm gì
Ngày giổ cũng chẳn cần chi
Làm măm cổ lớn, đem đi cúng ruồi
Chỉ cần lúc sống này thôi
Công cha nghĩa mẹ con thời nhớ ghi
Chẳn cần quà biếu làm chi
Rất cần thăm hỏi bởi vì cô đơn
Ân cần tỏ tấm lòng son
Như miếng trầu đắng, hai tay đón mời
Nhân quả phải nhớ lấy lời
Dù là cao qúy hèn đời con ơi
Cuộc đời thiện ác thế thôi
Tin sâu nhân quả mẹ thời an vui.

  
THƯ GỬI CÁC CON

"Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ."

Nếu như bố m ăn uống rớt vung vãi... Nếu như bố m gp khó khăn ngay c đến cái ăn cái mc... Xin con hãy bao dung!
Con hãy nhớ những ngày, giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.
Nếu như bố mẹ cứ lập đi lập lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ... mà hãy lắng nghe!
Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu truyện hằng đêm cho đến khi con đi vào trong giấc ngủ... và bố mẹ đã làm vì con.
Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên, thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên cho đó là điều xấu hổ.
Con hãy nhớ... lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm.
Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện đại ngày hôm nay, đừng thất vọng mà hãy để bố mẹ thời gian để tìm hiểu.
Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều... từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.

"Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ."
Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói... hãy để bố mẹ đôi chút thời gian để suy ngẫm lại và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình mà tức giận... vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, đưọc gần bên con và được nghe con nói, thế thôi!
Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ!... vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.
Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa... hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập tềnh con trẻ những bước đi đầu đời.
Và một ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng... bố mẹ không muốn sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi.
Con đừng oán giận và buồn khổ... vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ tới với con.
"Sưu Tầm"


CƯỜI CHÚT CHƠI



Những Bài Văn Taaaaaaaaaả!  Hay Nhất VN


Đề: Tả cảnh đêm đông của gia đình em.
Đêm đông, gia đình em quây quần ấm cúng bên bếp lửa hồng. Bố em ngồi đọc báo, mẹ em ngồi đan len, chúng em thì ngồi học bài, còn ông nội bà nội em thì ngồi nói chuyện ở bàn ăn mà ngọn đèn dầu chiếu hình lên trên tường trông giống như hai con khỉ vậy.

Đề: Tả về bà ngoại em.
Nhà em có nuôi một bà ngoại, mỗi sáng thức dậy bà thường lên phòng bố mẹ và em hỏi to: "Vợ chồng, con cái chúng mày ăn gì để tao còn mua?"

Đề: Em hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: "... đi đôi với hành".
Thịt đi đôi với hành.

Đề: Em hãy thay lời Âu Cơ kể lại câu chuyện.
Lạc Long Quân hiện lên và nói với tôi rằng: "Ta và nàng đến đây hết tình, ta đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên bờ". Nói xong rồi Lạc Long Quân nhảy tùm xuống biển.

Đề: Đặt câu có cụm từ nối tiếp "Vả lại".
Tối hôm qua em và chị gái em cãi nhau. Chị vả em một cái, em vả lại chị một cái.

Đề: Tả bác hàng xóm.
Ở gần nhà em có bác bơm xe đạp. Những lần lốp non hơi hay vá xe, bác đều rất nhiệt tình, cần mẫn. Em rất quý bác bơm xe đạp và em hứa sẽ học thật giỏi để sau này trở thành người bơm xe đạp như bác.

Đề: Tả con đường tới trường.
Trên con đường ngoằn ngoèo thẳng tắp như con rắn hổ mang đang hung dữ có một cụ già râu tóc bạc phơ đang bước đi. Cụ mặc chiếc áo nâu màu xám. Gặp cụ em chưa kịp chào đã thấy cây gậy trên tay cụ huơ huơ như đuổi tà...

Đề: Tả về lớp học của em.
Trường em thật là đẹp, các phòng học thật là xinh. Cô giáo giảng bài thật nhiệt tình và say sưa, miệng cô cứ líu lo như chú chim suốt cả ngày. Trong cái nắng oi ả của mùa hè tiếng ve kêu của những chú ve sầu và tiếng cô giáo quát bạn Nam làm cho em bị thức giấc và cảm thấy khó chịu.

Đề: Tả buổi tối ở gia đình em.
Buổi tối, gia đình em sau khi ăn cơm xong thường quây quần bên nhau. Bố em ngồi xem thời sự, mẹ em ngồi khâu quần áo. Em ngồi học bài. Bỗng nhiên mẹ em giật mình và hỏi bố em: "Anh ơi tháng này lĩnh lương chưa?"

Đề: Tả bố em.
Bố em là một người cao nhẳng, hai chân dài rất nhanh nhẹn, tóc trên đầu bố em rất xoăn nhìn như những chú ốc sên đang bò trên đầu...

Đề: Em hãy tả đường về quê.
Nhà em thì ở thành phố, ông bà em ở quê, thứ bảy bố em hay cho em về thăm ông bà. Nhưng đường về quê xóc lắm, xe của bố em cứ nhảy như con ếch, còn đầu của em cứ lắc như đầu con chó ở xe ôtô, tóc mẹ em thì bay như bờm ngựa đang phi.

Đề: Tả về quê hương.
Quê hương em rất xinh đẹp. Buổi sáng con gà gáy đánh thức mọi người dậy. Mọi người thức dậy đi ra đồng làm việc. Đến tối mọi người lại về nhà đi ngủ.

Tả thầy Hiệu trưởng.
Một buổi sáng tinh sương khi cổng trường vừa mở thì có một bóng đen lù lù bước vào. Đó là thầy Hiệu trưởng của trường em.

Đề: Tả về một chuyến về quê.
Hồi em còn bé, bố mẹ em cho em về thăm quê ngoại, em thích vô cùng. Cái cổng nhà bà em không phải làm bằng sắt như trên thành phố mà trụ cổng được làm bằng 2 cây tre cắm đầu vào nhau, cánh cổng được đan bằng tre và vài thứ lằng nhằng khác mà em không biết.

Tả loài chim biết bay mà em biết.
Nhà em có nuôi một chú chim cánh cụt. Chú cao khoảng 1m và nặng khoảng 10kg. Hằng ngày mẹ em nhốt chú vào 1 cái lồng và sáng nào mẹ cũng mở lồng để cho chú bay đi kiếm mồi.

Đề: Tả một loại cây mà em biết.
Nhà bà ngoại em có trồng một cây dưa hấu. Lá cây xanh thẫm diệu kỳ. Thân cây rất to, 5 người ôm không xuể.

Tả chú gà trống.
Nhà em có nuôi một chú gà trống. Chú khoác trên mình bộ váy sặc sỡ. Sáng nào chú cũng dậy sớm chạy ra sân và kêu cục ta cục tác để dụ đám gà mái. Em rất yêu quý chú vì hàng ngày chú đều đẻ trứng cho mẹ em đi chợ bán.

Đề: Tả ông nội.
Nhà em có nuôi một ông nội. Năm nay ông 70 tuổi. Ông nội em ăn rất khoẻ, lại còn biết trông nhà.

Đề: Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà".
Một năm có 4 mùa, em thích nhất là mùa thu. Nhắc đến mùa thu là có lá vàng rơi, có bầu trời trong xanh. Em xin được tả nhân vật bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà".

Đề: Tả chú thương binh.
Gần nhà em có một chú thương binh, chú đã bị thương 2 lần. Một lần ở Buôn Mê Thuột và một lần ở đùi.

Đề: Tả chú bộ đội.
Cạnh nhà em có một chú là bộ đội. Năm nay chú đã 20 tuổi đời. Chú luôn đeo súng ngắn bên mình, mỗi khi ngồi xuống, khẩu súng của chú lại chìa ra trông rất oai hùng.

Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất.
Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.