Tuy nhiên, cách tiêu thụ trái cây và rau quả lại có đôi điểm khác nhau, đây cũng là yếu tố rất quan trọng trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng có trong rau quả. Trái cây thường có hương vị ngon nhất khi ở dạng tươi, và có thể ăn trực tiếp mà không cần qua chế biến hay sơ chế. Nhưng xét về mặt dinh dưỡng thì hầu hết các loại trái cây đều chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau tùy loại.
So với thịt, gia cầm, cá, trứng và ngũ cốc, trái cây và rau quả có những chất dinh dưỡng đặc trưng riêng của nó, đó là rất giàu vitamin và chất xơ. Vitamin là một lớp các hợp chất hữu cơ phân tử nhỏ, mặc dù yêu cầu của cơ thể về vitamin từ trái cây tương đối nhỏ, nhưng nó lại có nhiều chức năng sinh lý quan trọng. Tuy nhiên, các vitamin này lại dễ dàng bị phân hủy khi bị đun nấu ở nhiệt độ cao. Đặc biệt là vitamin C, đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ, khi bị đun nấu sẽ mất đi một lượng nhiệt lớn. Cơ thể chúng ta thường thiếu hụt một lượng nhỏ vitamin C cũng chính bởi lý do chế biến các loại rau quả thành món ăn làm thất thoát một lượng lớn vitamin C.
Trái cây nên được ăn sống, cơ bản không được chế biến, để tránh mất các vitamin, bù lại cho sự thiếu hụt vitamin từ các loại rau bị chế biến thành món ăn. Vì vậy, các chế độ ăn uống tốt nhất là nên có thêm trái cây trong mỗi bữa ăn để bổ sung thêm vitamin, đặc biệt là vitamin C, và để nâng cao chất lượng tổng thể về dinh dưỡng của bữa ăn.
Nhiều gia đình dự trữ ăn hoa quả để ăn trong ngày, nhưng theo các nhà nghiên cứu thì hoa quả nên ăn vào lúc ăn sáng là tốt nhất, vì bữa ăn sáng thường đơn giản, ít món ăn và cần phải cung cấp thêm các dưỡng chất.
Ngoài ra, sau một đêm của giấc ngủ, đường ruột đã được thông, chế độ ăn uống nhiều chất xơ sẽ tốt hơn cho sức khỏe tổng thể. Ở điểm này thì các loại hoa quả đóng vai trò như một “người hùng” loại bỏ các nguy cơ của bệnh ung thư ruột. Ngoài chức năng cải thiện chất xơ cho cơ thể chưa đủ, ăn hoa quả còn giúp điều chỉnh đường huyết và lipid, cải thiện chức năng miễn dịch của con người. Đó là lý do tại sao chúng ta nên “bảo trì” sức khỏe từ buổi sáng.